Máy biến áp lực | Phần 5: Khả năng chịu đựng ngắn mạch (SD2)
Tiêu chuẩn IEC
Quốc tế 76-5
Bản sửa đổi lần thứ hai
1994-02
Bản sửa đổi lần thứ hai
Máy biến áp lực
Phần 5 : Khả năng chịu đựng ngắn mạch
Download Tiêu chuẩn IEC 76-5SD
Lời nói đầu
Bản sửa đổi này đã được ủy ban kỹ thuật số 14 của IEC soạn thảo:
các máy biến áp lực
Văn bản của bản sửa đổi này được dựa trên các tài liệu sau:
DIS
Báo cáo bỏ phiếu
14 ( CO ) 92
14 ( CO ) 93
DIS: ( Draft International Stardard – Dự thảo tiêu chuẩn Quốc tế )
Thông tin đầy đủ về bỏ phiếu chấp nhận bản sửa đổi này có thể thấy trong báo cáo bỏ phiếu được chỉ rõ trong bảng trên
Trang 13
2.1.4. Giá trị cực đại cho phép của nhiệt độ trung bình cao nhất q1
Thay thế văn bản của tiểu mục này bằng văn bản mới sau:
Dựa trên nhiệt độ ban đầu qo của cuộn dây, được xác định như là tổng số của nhiệt độ xung quanh cực đại cho phép và độ tăng nhiệt độ tương ứng với các điều kiện định mức đo được bằng biến đổi điện trở ( hoặc nếu độ tăng nhiệt độ này không biết được, độ tăng nhiệt độ đối với loại nhiệt độ tương thích của cách điện cuộn dây ), nhiệt độ trung bình cao nhất của cuộn dây, sau khi mang tải dòng ngắn mạch đối xứng I của một giá trị và thời hạn đã được ấn định trong các tiểu mục 2.1.2 và 2.1.3, không vượt qúa giá trị đã nêu trong bảng III ở bất kỳ vị trí đấu phân áp nào.
Bảng III – Các giá trị cực đại cho phép của nhiệt độ trung bình q1 của cuộn dây sau khi ngắn mạch
Kiểu máy biến áp
Nhiệt độ của hệ thống cách điện
( oC ) ( trong ngoặc: loại nhiệt )
Giá trị cực đại của q1 ( oc )
Đồng
Nhôm
Ngâm trong dầu
105 ( A )
250
200*
Khô
105 ( A )
120 ( E )
130 ( B )
155 ( F )
180 ( H )
220
180
250
350
350
350
350
180
200*
200*
200*
200*
200*
Ghi chú: – Các giá trị đánh dấu * có thể được tăng lên đến một giá trị không vượt quá 250oC, tùy thuộc vào thỏa thuận giữa nhà chế tạo và của người mua một trong hai trường hợp sau:
a) Dây dẫn của cuộn dây là một hợp kim nhôm và một chứng cứ được đưa đến liên quan tới tính chất cơ khí đối với điện trở để ủ, hoặc
b) Độ bền cơ của cấu trúc cuộn dây là thỏa mãn với một dây dẫn đã được ủ đầy đủ.
Trang 15
2.1.5 Tính toán nhiệt độ q1
Thay thế văn bản của tiểu mục này ( trừ bảng IV ) bằng cách sau:
Nhiệt độ trung bình cao nhất q1 có thể đạt được bởi cuộn dây sau khi ngắn mạch phải được tính toán theo nhũng công thức :
q1 = qo + ( đồng ) (4a)
q1 = qo + ( nhôm ) (4b)
Trong đó:
qo là nhiệt độ ban đầu theo độ Cel-si-us ( oC );
J là mật độ dòng ngắn mạch, số am-pe trên mi-li-mét bình phương;
t là khoảng thời gian tính bằng giây ( s ).
Ghi chú: Những phương trình này cho một sự gần đúng có tính đến độ tăng của điện trở suất với nhiệt độ. Không tính đến hấp thụ nhiệt của vật liệu cách điện hoặc của dầu tiếp xúc với kim loại.
______________
Các ấn phẩm IEC do ủy ban kỹ thuật số 14 soạn thảo
76- Máy biến áp lực
76-1 (1993) Phần1: Tổng quát.
76-2 (1993) Phần 2: Độ tăng nhiệt độ.
76-3 (1980) Phần 3: Các mức cách điện và thử nghiệm điện môi.
Bản sửa đổi số 1 (1981)
76-4 (1976) Phần 4: Các đầu phân áp và đấu nối.
76-5 (1976) Phần 5: Khả năng chịu đựng ngắn mạch.
Sửa đổi số 2 (1994)
214 (1989) Bộ đổi nấc phân áp dưới tải.
289 (1988) Các cuộn kháng điện.
354 (1991) Hướng dẫn mang tải đối với các máy biến áp lực ngâm trong dầu.
512 (1976) Hướng dẫn áp dụng đối với bộ đổi nấc phân áp dưới tải.
551 (1987) Xác định các mức tiếng ồn của các máy biến áp và cuộn kháng.
606 (1978) Hướng dẫn áp dụng đối với các máy biến áp lực.
616 (1978) Ký hiệu đầu cực và đầu nấc phân áp của các máy biến áp lực.
722 (1982) Hướng dẫn thử nghiệm xung sét và xung thao tác của các máy biến áp lực và cuộn kháng.
726 (1982) Các máy biến áp lực kiểu khô
Bản sửa đổi số 1 (1986).
742 (1983) Các máy biến áp tách ly các mạch và các máy biến áp an toàn – Các quy tắc.
Bản sửa đổi số 1 (1992).
905 (1987) Hướng dẫn mang tải đối với các máy biến áp lực kiểu khô.
989 (1991) Các máy biến áp tách ly có cuộn dây tách biệt, máy biến áp tự ngẫu, các máy biến áp biến đổi được và các cuộn kháng điện.
Leave a Reply