Tụ bù hạ thế Schneider
Tụ bù hạ thế Schneider
Tụ bù hạ thế Schneider được thiết kế dạng trụ tròn nhỏ gọn, dung lượng lớn từ 10 đến 50 Kvar/cell, khả năng chịu dòng xung lớn gấp 200 lần dòng định mức, điện áp đánh thủng gấp 1.8 lần định mức, tuổi thọ cao 100.000 đến 130.000 giờ.
Dòng kinh tế Capacitor Easy Can
Dung lượng từ 1 đến 30Kvar.
Điện áp định mức: 440V.
Dòng xung chịu đựng: gấp 200 lần Uđm.
Khả năng quá áp: 1.1 lần Uđm.
Khả năng quá tải: 1.5 lần Iđm
Kiểu lắp đặt: đứng.
Thông số kỹ thuật của các tụ bù Easy Can theo mã tương ứng.
– Tụ bù hạ thế mã BLRCS100A120B44 Easycan 10 KVAR 440V dụng lường 10 Kvar.
– Tụ bù hạ thế mã BLRCS150A180B44 Easycan 15 KVAR 440V dung lương 15 Kvar.
– Tụ bù hạ thế mã BLRCS200A240B44 Easycan 20 KVAR 440V dung lượng 20 Kvar.
– Tụ bù hạ thế mã BLRCS250A300B44 Easycan 25 KVAR 440V dung lượng 25 Kvar.
– Tụ bù hạ thế mã BLRCS303A364B44 Easycan 30.3 KVAR 440V dụng lượng 30 Kvar.
Dòng chất lượng cao Varplus Can
Dung lượng từ 1 đến 50Kvar.
Điện áp định mức: 440V.
Dòng xung chịu đựng: gấp 250 lần Uđm.
Khả năng quá áp: 1.1 lần Uđm.
Khả năng quá tải: 1.8 lần Iđm.
Kiểu lắp đặt đứng hoặc ngang
Thông số kỹ thuật của các tụ điện Varplus Can theo mã tương ứng.
– Tụ bù hạ thế mã BLRCH100A120B44 Varplus Can 10 Kvar 440V dưng lượng 10Kvar.
– Tụ bù hạ thế mã BLRCH150A180B44 Varplus Can 15 Kvar 440V dung lượng 15 Kvar.
– Tụ bù hạ thế mã BLRCH200A240B44 Varplus Can 20 Kvar 440V dung lượng 20 Kvar.
– Tụ bù hạ thế mã BLRCH250A300B44 Varplus Can 25 Kvar 440V dung lượng 25 Kvar.
– Tụ bù hạ thế mã BLRCH303A000B44 Varplus Can 30.3 Kvar 440V dung lượng 30.3 Kvar.
– Tụ bù hạ thế mã BLRCH400A480B44 Varplus Can 40 Kvar 440V dung lượng 40 Kvar.
– Tụ bù hạ thế mã BLRCH500A000B44 Varplus Can 50 Kvar 440V dung lượng 50 Kvar.
TẠI SAO PHẢI LẮP TỤ BÙ CHO CÔNG TY
Bù công suất phản kháng cho lưới điện hạ thế
Là người quản lý doanh nghiệp, cán bộ quản lý hệ thống điện… chúng ta đều biết hóa đơn tiền điện hàng tháng ngoài số tiền phải trả có đơn vị là KWh, còn phải trả tiền cho hóa đơn có đơn vị là Kvarh.
Nếu như hệ thống điện của chúng ta có hệ số cos phi nhỏ hơn 0.85 mà chưa được lắp tụ bù hoặc lắp tụ bù rồi nhưng không đáp ứng được nhu cầu.
Vậy tại sao phải lắp tụ bù hạ thế? Lợi ích của việc lắp tụ bù hạ thế mang lại?
Ở đây chúng ta không bàn luận sâu về phương diện kỹ thuật, chúng ta tạm hiểu hệ số cos phi của hệ thống điện trong nhà máy phải đạt trên 0.85 là theo qui định của ngành điện lực.
Còn việc lắp đặt tụ bù hạ thế sẽ mang lại lợi ích thế nào, mời bạn tham khảo các ý sau:
Lắp tụ bù công suất phản kháng hay trả tiền (chịu phạt) cho Điện Lực
Tiền phạt thực chất là tiềm mua điện năng phản kháng. Hiện nay đồng hồ thế hệ mới mà điện lực lắp đặt cho các nhà máy hiển thị 3 loại công suất: công suất thực P (Kw), công suất phản kháng Q (Kvar), công suất biểu kiến S (KVA).
Đối với hộ dân thì tính tiền trên công suất P (KWh), còn các doanh nghiệp do sản lượng tiêu thụ lớn nên phải trả thêm công suất phản kháng (công suất ảo) Q (Kvar).
Có 2 lựa chọn để trả tiền cho phần sử dụng công suất này
1. Trả tiền trực tiếp cho điện lực, tiền này thường được gọi là “tiền phạt” (theo tôi hiểu trước đây các công tơ điện không hiển thị công suất Q, do đó người sử dụng không thấy được lượng công suất Q mình sài mà vẫn phải trả tiền nên gọi là “phạt”)
2. Lắp đặt tụ bù công suất tại chỗ. Bản chất của tụ bù giống như một máy phát điện, nhưng nó phát công suất phản kháng Q
Khi nào thì nên lắp tụ bù?
Theo qui định của điện lực khi hệ thống tiêu thụ của bạn có cos phi <=0.85 thì lượng Q tiêu thụ bắt đầu được tính tiền
Một VD sau bạn sẽ hình dung được tiền phải trả cho công suất Q.
Ví dụ bạn có một thiết bị điện công suất 100kW, Cos phi = 0.80, mỗi ngày chạy 10h. Ta sẽ có những số liệu như sau:
Điện năng sử dụng trong 1 giờ: 100kW * 1h = 100kWh.
Điện năng sử dụng trong 1 ngày (10 giờ): 100kW * 10h = 1,000kWh.
Điện năng sử dụng trong 30 ngày: 1,000kWh * 30 ngày = 30,000kWh.
Tỉ lệ trả thêm tiền mua điện năng phản kháng: 6.25% (qui định ngành điện).
Giả sử bạn sử dụng điện cho sản xuất và chỉ sử dụng trong thời gian bình thường.
Theo bảng giá điện từ 01/07/2012:
Tiền mua điện năng tác dụng: 30,000kWh * 1,278 VND/kWh = 38,340,000VND.
Tiền mua điện năng phản kháng: 38,340,000VND * 6.25% = 2,396,250VND.
Như vậy, nếu tính toán bù phù hợp, bạn có thể “né” được tiền phạt mỗi tháng khoảng 2,400,000VND.
Nếu bù thì bạn phản đầu tư chi phí. Vì trong ví dụ này tôi chỉ có 1 thiết bị điện nên chỉ cần mua tụ bù và bù trực tiếp vào thiết bị điện là được.
Để nâng từ Cos phi từ 0.8 => 0.9 trong ví dụ trên ta cần 25kVar. Giá đầu tư hiện tại khoảng 1,000,000VND. Như vậy chỉ 1/2 tháng ta đã lấy lại vốn.
Bù công suất phản kháng giảm tổn hao công suất.
Giảm tổn thất công suất trên đường dây truyền tải:
Ta thấy rằng phần tổn hao công suất do 2 thành phần tạo ra.
Thành phần do công suất tác dụng thì ta không thể giảm, nhưng thành phần do công suất phản kháng thì ta hoàn toàn có thể giảm được. Kết quả là giảm tổn hao công suất phản kháng dẫn đến giảm tổn thất công suất biểu kiến.
Nói nôm na ra là giảm tiền điện. Vậy trường hợp này tụ bù phát huy tác dụng như khi nào? Khi đường dây của chúng ta kéo quá xa.
Công tơ nhà nước lại tính ở đầu trạm. Trường hợp này ta nên bù gần như tối đa 0.95 để giảm tổn thất điện năng.
Bù công suất phản kháng giảm sụt áp
Giảm tổn thất điện áp trên đường dây truyền tải :
Ta thấy rằng phần tổn thất điện áp do 2 thành phần tạo ra.
Thành phần do công suất tác dụng thì ta không thể giảm, nhưng thành phần do công suất phản kháng thì ta hoàn toàn có thể giảm được.
Vậy trường hợp này phát huy tác dụng như khi nào? Khi đường dây của chúng ta kéo quá xa, điện áp cuối đường dây sụt giảm nhiều làm động cơ không khởi động được, phát nóng nhiều, dễ cháy.
Trường hợp này bạn nên bù đến 0.98 hoặc 1. Nếu bạn đã từng sử dụng máy bơm ở cuối nguồn này sẽ hiểu điện áp tăng thêm được vài volt có ý nghĩa thế nào
Bù công suất phản kháng giúp tăng khả năng mang tải của đường dây
Dòng điện chạy trên đường dây gồm 2 thành phần: tác dụng và phản kháng. Nếu ta bù ở cuối đường dây thì dòng phản kháng sẽ bớt.
Vậy thì ta có thể cho phép đường dây tải thêm dòng tác dụng, đơn giản thế thôi.
Bù công suất phản kháng giúp tăng công suất thực máy biến áp
Từ S=U*I ta thấy rằng dung lượng máy biến áp gồm 2 phần P và Q. Nếu ta bù tốt thì S gần như bằng P => điều này cho phép máy biến áp tăng thêm tải
Có Thể Tham khảo Thêm
Leave a Reply