Cấu tạo tụ bù cao thế
Tụ điện cao thế hay còn gọi là tụ bù điện cao thế
- Công dụng của tụ bù cao thế ?
– Cung cấp công suất phản kháng Q cho lưới điện, nhờ đó nâng cao hệ số công suất Cosφ trên lưới , dẫn đến giảm tổn thất điện năng trên lưới.
– Góp phần điều chỉnh điện áp và ổn định điện áp cho mạng điện .
- Cấu tạo của tụ bù cao thế ?
Tụ điện cao thế cấo tạo gồm có 2 bản cực bằng lá nhôm mỏng, được lót cách điện bằng các lớp giấy cách điện mỏng, được cuốn tròn ( hoặc dẹt ), đươc đặt trong một vỏ thùng hàn kín bằng thiếc mỏng chứa ngập dầu cách điện đặc biệt, các đầu dây được hàn trên hai bản cực và được đưa ra ngoài bằng hai sứ xuyên cách điện bắt trên đầu vỏ thùng. Thường các tụ điện cao thế được chế tạo từ vài chục đến vài trăm KVAR ở điện áp từ 3-35-110kV.
- Các thông số của tụ bù cao thế ?
Các thông số của tụ điện là :
Udm : Điện áp làm việc định mức của tụ điện . ( kV )
Cdm : Điện dụng của tụ điện ( μF )
fdm : Tần số làm việc định mức ( Hz )
Qdm : Công suất phản kháng định mức ( KVAR )
- Bù dọc là gì, tác dụng của bù dọc ?
– Bù dọc là phương pháp nối tiếp các thiết bị bù thường là tụ điện tĩnh ( hoặc máy bù đồng bộ ) chen vào các đường dây tải điện dùng trong hệ thống truyền tải xa .
– Tác dụng của bù dọc là nhằm thay đổi giá trị điện kháng của đường dây, mục đích để giảm tổn thất điện áp trên đường dây và giúp tăng độ ổn định điện áp của hệ thông khi có sự cố.
- Bù ngang là gì, tác dụng của bù ngang ?
– Bù ngang là biện pháp nối rẽ các thiết bị bù ( bộ tụ điện tĩnh, hoặc máy bù đồng bộ ) vào trên lưới truyền tải và phân phối điện .
– Tác dụng của bù ngang là nhằm bù công suất phản kháng trên đường dây, để nâng cao hệ số công suất Cosφ, dẫn đến tăng khả năng tải công suất tác dụng trên đường dây, giúp giảm tổn thất truyền tải và góp phần điều chỉnh và ổn định điện áp của lưới điện cung cấp điện .
- Đấu nối tụ bù cao thế vào lưới như thế nào ?
– Đấu hình sao Y : – Đấu nối hình tam giác ∆
- Bảo vệ cho các tụ điện cao thế, những lưu ý khi làm việc với tụ điện cao thế ?
Tuỳ theo sơ đồ thiết kế ban đầu và việc lắp đặt, nhưng thường hiệu quả nhất là mỗi tụ điện khi đấu trên dây pha được đặt bảo vệ bằng cầu chì tự rơi, với dòng điện định mức của dây chẩy bảo vệ không vượt quá 110% dòng điện định mức của tụ điện. Nếu tụ điện được đấu nối trên lưới qua máy cắt điện thì dòng điện chỉnh định cho bảo vệ cho cả nhóm tụ điện được chỉnh định không vượt quá 120% dòng điện định mức của cả nhóm tụ điện.
- So sánh ưu nhược điểm của máy bù đồng bộ với tụ điện ?
Tụ bù | Máy bù đồng bộ |
– Là thiết bị tĩnh nên việc lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng dễ dàng . – Được chế tạo thành từng đơn vị nhỏ, nên việc lắp ráp thuận lợi theo yêu cầu của phụ tải và hiệu suất sử dụng cao. – Cấu tạo kém chắc chắn dễ bị phá hỏng khi xẩy ra sự cố. – Nhậy cảm với sự biến động của điện áp, khi điện áp tăng quá 110%Udm của tụ điện, tụ rất dễ bị chọc thủng, khả năng phụ chỉ có là nâng cao điện áp cho mạng. – Tiêu thụ điện năng ít. – Chi phí thấp. |
– Là máy điện quay nên việc lắp ráp, vận hành,bảo dưỡng khó khăn – Thường chế tạo với công suất lớn nên chỉ thích hợp ở những nơi cần bù tập trung với dung lượng lớn. – Cấu tạo chắc chắn. – Máy bù đồng bộ làm việc tuìy theo chế độ kích từ, có thể cung cấp hoặc tiêu thụ công suất phản kháng của lưới nên còn được dùng để điều chỉnh điện áp cho mang điện rất tốt. – Tiêu thụ nhiều điện năng. – Chi phí đầu tư và bảo dưỡng cao |
Leave a Reply